Thông tin lưu ý lắp đặt thang máy gia đình cho nhà ống

Nhà ống là mặt tiền nhỏ và có chiều dài rộng như hình chữ nhật. Đa phần xây quy mô nhà 3 4 5 6 tầng để đảm bảo đủ không gian sinh hoạt vì vậy có không ít chủ đầu tư khi xây nhà mong muốn thi công thang máy gia đình cho ngôi nhà của mình.

Nhờ có thang máy gia đình, quá trình di chuyển của mỗi người trở nên thuận tiện, đơn giản hơn rất nhiều, hạn chế việc phải sử dụng thang bộ. Việc vận chuyển đồ đạc cũng dễ dàng hơn mà không tiêu tốn sức người. Những thắc mắc về đầu tư, lắp đặt thang máy gia đình sẽ được các kỹ sư Song Phát giải đáp ngay dưới đây.

Có nên thiết kế, lắp đặt thang máy cho nhà 3, 4 tầng?

Việc di chuyển lên xuống cầu thang giữa các tầng trong nhà đôi khi gây mất thời gian và mất sức, nhất là đối với người già, trẻ nhỏ, người khuyết tật. Những căn nhà có 3, 4 tầng thì việc di chuyển lên các phòng ở tầng 3 hay tầng 4 khi di chuyển xuống dưới rất bất tiện.

Điều này khiến nhiều gia đình gặp khó khăn khi sắp xếp, phân chia phòng ngủ cho các thành viên ở các tầng phía trên. Không ít hộ gia đình có nhà 3, 4 tầng đã lắp đặt thang máy để thuận tiện cho việc đi lại, mang lại hiệu quả rất lớn. Vì thế, nhà từ 3, 4 tầng hoàn toàn có thể lắp đặt thang máy.

Đối với nhà ở kết hợp kinh doanh thì việc bố trí thang máy lại càng cần thiết khi có thể vận chuyển hàng và đảm bảo sự riêng tư cho tầng kinh doanh và tầng sử dụng để thuê ở.

Diện tích nhà bao nhiêu thì nên lắp đặt thang máy?

Khi lắp đặt thang máy, chúng ta cũng không thể nào bỏ đi cầu thang bộ vì tính an toàn khi sử dụng. Đó là lối thoát hiểm khi thang máy gặp sự cố. Vì thế diện tích sử dụng cho cầu thang bộ và thang máy tương đối chiếm diện tích. Thang máy đòi hỏi diện tích sàn khá lớn, tối thiểu 60m2/sàn. Bề ngang nhà từ 4m trở lên sẽ dễ dàng hơn cho việc lắp đặt. Mặt khác, thang máy cũng cần hệ thống, kết cấu dầm, sàn chịu lực riêng.

Đối với nhà có chiều dài dưới 13m nếu bố trí thang máy sẽ mất 1 khoảng chiều dài 4m chỉ còn lại 8m nếu chia một tầng 2 phòng ngủ, nhà vệ sinh thì không gian phòng khá nhỏ.

Nếu diện tích nhà quá nhỏ, bạn có thể chọn thang máy kích thước 1.300×1.100mm. Đây là thang máy có cabin với tải trọng 1-2 người/lần. Thang máy cần có khoảng trống, xây tường bao, nhỏ nhất cũng mất khoảng 1m6x1m6. Thường kích thước thông thường cho thang máy gia đình là 2m45 x 2m.

Cách bố trí thang bộ và thang máy.

Hiện nay, có 2 cách bố trí thang máy trong nhà ống đang được sử dụng phổ biến là thiết kế thang máy ở giữa thang bộ và thiết kế bên cạnh thang bộ.

  1.  Cách bố trí thang máy ở giữa cầu thang bộ.

Ưu điểm:

  • Lắp thang máy trong lòng cầu thang bộ đồng nghĩa với việc chúng ta có thể thiết kế và xây dựng thang bộ có các bậc thấp hơn bởi tổng chiều dài cầu thang bộ luôn dài hơn so với hành trình hoạt động của thang máy.
  • Ở các công trình lắp đặt thang máy trong lòng cầu thang bộ, gia chủ có thể không cần thiết phải làm tay vịn cho thang bộ bởi vì bạn có thể sử dụng thang máy như là một khung tay vịn. Điều này, giúp gia chủ vừa tiết kiệm chi phí hoàn thiện công trình, vừa tiết kiệm thời gian lắp đặt thi công.

Nhược điểm:

  • Sử dụng khoảng không gian thông tầng cầu thang để làm không gian cho lắp đặt thang máy thì không thể lấy được ánh sáng tự nhiên thông qua không gian trống này. Vì thế, gây ra cảm giác bịt kín, khó chịu khi ánh sáng cũng như không khí không thể lưu thông vào.
  • Chiếm nhiều diện tích bề ngang khi cầu thang bao quanh thang máy.

2. Cách bố trí thang máy bên cạnh thang bộ

Ưu điểm:

  • Phần thông tầng giữa cầu thang bộ vẫn được giữ nguyên, đảm bảo mục đích lấy sáng, lưu thông không khí trong cả ngôi nhà. Tạo cảm giác thông thoáng cho toàn bộ ngôi nhà.
  • Việc xây dựng thang máy tách biệt với cầu thang bộ tạo sự thoáng đãng, rộng rãi, bên cạnh đó việc sử dụng tay vịn còn giúp không gian mỗi gia đình có vẻ đẹp hơn, có tính thẩm mỹ cao hơn. Đây là cách để tạo điểm nhấn cho không gian sống của gia đình.

Nhược điểm:

  • Tốn diện tích chiều dài nhà.
  • Mất thêm chi phí thi công tay vịn và lan can.

Loại này phổ biến khi xây mới hơn.

Nguồn điện sử dụng cho thang máy gia đình?

Hầu hết các thang máy gia đình đều cần điện 3 pha. Nên sử dụng nguồn điện 3 pha 4 dây có dây trung tính nối đất để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Hiện nay, các hộ gia đình đều có thể đăng ký lắp điện 3 pha để phục vụ cho sinh hoạt, tuy nhiên để được điện lực phục vụ thì cần phải hội đủ 2 yếu tố sau:

  • Nhà nằm trong khu vực có hạ tầng điện lưới 3 pha.
  • Chứng minh được gia đình có sử dụng thiết bị công suất lớn, yêu cầu phải dùng điện 3 pha. Chứng minh bằng cách nào? Chủ nhà chỉ cần gửi cho bên điện lực một bản photocopy hợp đồng mua thang máy, trong đó thể hiện rõ yêu cầu nguồn điện cấp cho thang máy là điện 3 pha.

Chi phí lắp điện 3 pha cho thang máy

  • Chi phí thiết bị vật tư như dây dẫn điện 3 pha. Lưu ý, công tơ điện, CB, hộp công tơ, thiết bị treo công tơ… sẽ do điện lực cung cấp và khách hàng không phải thanh toán. Dây điện 3 pha dùng cho thang máy là cáp điện 3×10 + 1×6 hiện có giá khoảng 100.000 đồng/m.
  • Chi phí nhân công lắp đặt sau công tơ (chi phí kéo dây điện từ công tơ vào nhà).
  • Các khoản thuế phí theo quy định của Nhà nước.

Tổng chi phí lắp đặt điện pha cho hộ gia đình khoảng từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng tùy vào từng khu vực, vào vị trí lắp đặt, khoảng cách từ công tơ tới công trình.

Chi phí lắp đặt thang máy gia đình?

Giá thang máy gia đình phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Số điểm dừng, tải trọng, tốc độ, xuất xứ, thương hiệu, động cơ có hộp số hay không hộp số, thang mới hay cũ, tủ điện công nghệ PLC hay vi xử lý, tủ điều khiển nhập nguyên chiếc hay đấu nối trong nước, mẫu hoa văn, chất liệu thang…

nguồn: Sưu tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.